Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN YẾN SÀO

Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, ăn yến tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ 20’ - từ lúc ăn cho đến khi đi ngủ không được đặt chân xuống đất, ăn xong lên giường ngủ thẳng giấc đến sáng. Nếu giữa đêm cần đi vệ sinh nhớ mang dép không đi chân đất. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển. 


Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn. Nếu có điều kiện 1 tháng ăn 20 ngày liên tục, sau đó nghỉ 10 ngày, rồi ăn tiếp giống như vậy trong vòng 3 tháng, sau đó ăn sao tùy ý. Người trẻ ăn nguyên chén, người già trẻ em ăn ½ hoặc 1/3 chén, phải ăn đều.



Nấu yến, đựng yến tất cả đều bằng nồi men hoặc nồi thủy tinh, không dùng nồi nhôm, inox. Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến, không nấu trực tiếp. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món. Tốt hơn hết là bạn không hòa tan đường phèn với nước trước mà hãy để hơi nước (nước cất) trong quá trinh hấp cách thủy thẩm thấu ngược lại vào trong thố chưng. Nước cất và hơi nóng sẽ làm tan đường phèn và làm mềm yến. Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Khi nấu yến với lượng nhiều không dùng hết trong 1 lần thì chúng ta trữ trong tủ lạnh, hôm sau lấy ra dùng - nếu không thích ăn lạnh thì đem ra ngoài trước lúc ăn 15 phút (không được chưng hay hấp lại).

Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào. Những người bị đái tháo đường, nếu muốn ăn yến sào thì chỉ nên ăn cháo yến chứ không nên ăn chè yến.

Yến hơi có vị tanh nếu chưa ăn quen thì cắt vài lát gừng vào nấu, khi gừng cho mùi thơm thì vớt ra (cho gừng trước lúc cho yến)




Lưu ý: Yến tươi xin vui lòng cho vào ngăn đá tủ lạnh khi chưa dùng tới

Công thức: 1 chén nước 200ml + 30gr yến tươi + 8gr đường phèn (nếu bị tiểu đường thì dùng đường dành riêng cho người bệnh) + 1 lát gừng.

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN

Với tổ yến còn nguyên tổ, lông vẫn còn dính nhiều, chúng ta phải mất nhiều thời gian để làm sạch. Tổ yến thô phù hợp những người có nhu cầu dùng sản phẩm tự nhiên nhất và có thời gian để làm sạch lông.
Với yến nguyên tổ làm sạch, chỉ mới rút lông, đem sấy khô, khi mua về, quý khách chỉ cần ngâm và rửa sơ để làm sạch các lông tơ còn sót lại
Với yến đã làm sạch hoàn toàn, quý khách chỉ cần ngâm nở và chế biến thành các món ăn ưa thích.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách làm sạch tổ yến nguyên tổ, còn lông đơn giản và hiệu quả nhất.

Dụng cụ:
·      1 cái rây đường kính khoảng 20cm, lỗ nhỏ vừa phải. ( không nên lấy loại có lỗ quá nhỏ)
·      1 cái nhíp cán dài, đầu nhíp nhỏ, càng nhỏ càng dễ gắp.
·      1 cái đĩa nông lòng, màu trắng
·      1 chậu
·      1 bát (chén)  nước nhỏ




Cách làm sạch tổ yến:
     Ngâm tổ yến vào chậu nước lạnh cho ngập nước, chừng 1-3 tiếng, khi thấy yến mềm ra là được.
     Chú ý không được ngâm bằng nước nóng.
     Đổ cả chậu yến vào rây để lấy yến( tránh làm sót yến trong chậu)
     Đưa rây yến vào vòi nước chảy để làm sạch yến, dùng tay bóp nhẹ yến cho tơi hết các sợi ra. Lông măng và cặn bẩn sẽ lọt qua rây. Đừng quên hứng chậu bên dưới, đề phòng chúng ta làm rớt yến ra khỏi rây.

PHỤ NỮ MANG THAI CÓ NÊN DÙNG TỔ YẾN???


    Theo tiến sĩ Nguyên Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, do nhiều bà bầu sợ bổ xung nhiều chất đạm, béo dẫn tới mất cân hình thon nên hạn chế bổ xung các chất dinh dưỡng này. Việc làm trên ảnh hưởng tới sức khỏe của họ và thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu máu và thiếu chất sắt.
    Phụ nữ mang thai và bà mẹ trong quá trình cho con bú nên dùng yến sào thường xuyên do có chứa threonine là giúp tái tạo lại da giúp phụ nữ có làn da đẹp, chống tàn nhang, và xóa nếp nhăn, sáng mịn đầy sức sống.
    Phụ nữ thường xuyên dùng yến sào để bồi bổ sức khỏe sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, không mắc các bệnh liên quan về hô hấp do tổ yến có tác dụng kích thích hệ miễn dịch sinh ra các tế bào miễn dịch không đặc hiệu là lympho B và T để nuôi tế bào này, nên có thể gia tăng số lượng bạch cầu trực lên đến 130% giúp thai nhi và trẻ chống lại các bệnh thường gặp.
    Quy khách hàng cần lưu ý, việc dùng tổ yến thường xuyên và đều đặn giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai, nhưng nếu không dùng đúng cách cũng như liều lượng hợp lý vào từng thời kỳ sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và thai nhi. Sau đây là lời khuyên từ chúng tôi về liều lượng và cách dùng yến sào hằng ngày:
 Các giai đoạn phát triển thai nhi
 Liều lượng và cách sử dụng tổ yến
 Ghi chú
 Từ tháng 1 – 3
 _ Không nên dùng tổ yến
 _Trong giai đoạn này, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan, tim, ống thần kinh, bộ phận sinh dục nên việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng là điều không nên.
 Từ tháng 3-7
 _ 1 ngày dùng khoảng 7gr yến sào. 1 tháng phụ nữ mang thai nên dùng khoảng 100gr.

_ Nên dùng cách ngày đều đặn, dùng trước khi ăn sáng hoặc trước khi ngủ để bụng đói.
 _ Giai đoạn này thai nhi có hệ thống tiêu hóa ổn định, thính giác phát triển và có thể nghe được âm thanh xung quanh, hệ thống miễn dịch thai nhi bắt đầu phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành và thai nhi có thể chuyển động nên việc bổ xung dinh dưỡng là điều rất cần thiết
 Tháng 8,9
 _ Nên giảm liều lượng tổ yến bổ xung vào cơ thể, 1 ngày dùng khoảng 4gr yến sào, trung bình khoảng 60gr/tháng.

_ Cách dùng tổ yến như trên.
 _ Giai đoạn này thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và không còn thêm sự phát triển nào mới nữa. Bé dành phần lớn thời gian để ngủ và trong bụng mẹ đã cảm thấy chật nên ta bắt đầu giảm việc bổ xung nguồn dinh dưỡng từ tổ yến lại.


Đối với phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng, bị ốm nghén thì có thể dùng tổ yến để bổ xung nguồn dinh dưỡng, vì là lần đầu ăn yến sào nên dùng ít để xem cơ thể có phản ứng gì không như tiêu chảy, đau bụng…